Trang

31 thg 10, 2013

Tin buồn

Vô cùng thương tiếc báo tin:

Đại tá, tiến sỹ Nguyễn Thế Hiếu, Phó giám đốc Viện Khoa học-Công nghệ Quân sự (KHCNQS), nguyên Viện trưởng Viện Điện tử đã đột ngột từ trần vào khoảng 16h chiều qua (30/10/2013), sau một cơn đau tim bất thường, hưởng dương 52 tuổi (tính theo tuổi âm).

Lễ viếng tiến hành vào hồi 8h sáng, lễ Truy điệu: 9h sáng cùng ngày 03 tháng 11 (chủ nhật) tại nhà tang lễ quân đội số 5 Trần Thánh Tông HN.

(an táng tại quê: huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phú).

4 thg 10, 2013

Vô cùng thương tiếc vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VÕ NGUYÊN GIÁP (1911 - 2013)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần lúc 18h09 chiều nay ngày 4 tháng 10 năm 2013 tại Bệnh viện Trung ương Quân Đội, Hà Nội. Hưởng đại thọ 103 tuổi.

Theo Tễu blog

2 thg 10, 2013

Thơ Quế Hằng: Tự bạch

Hãy xem Quế Hằng – 1 thi sỹ nổi trội trong làng "Thơ Đường đất Việt" - tự bạch mới hay mới đẹp làm sao !

TỰ BẠCH
Quế Hằng


"Đồng trũng quê em một xóm nghèo
Tôm bơi cá lội nước trong veo
Trai tài đánh dậm cu đen nhẻm
Gái đảm bắt cua tí dính bèo"

Em thì đâu có bé teo teo
Đôi bữa nhịn ăn để vỗ eo
Trắng trẻo vui tươi hiền thể cuội
Lưa thưa lộc lá kiểu bèo bèo

Số trời vất vả lại gieo neo
Nhà cửa tuềnh toàng" khách vắng teo "
Con cái ba tên thôi cũng được
Cấp bằng hắn cướp hắn mang theo

Long đong nửa đời mưa cùng gió
Cố mãi cũng qua được cái nghèo

25 thg 9, 2013

Phim chiếu trên HTV

Cọp-bết bài thơ này lên đây kg nhằm ám chỉ ai mà đơn giản chỉ là tếu táo cho vui được 1 vài trống canh:

 



Hôm qua trên HTV
Chiếu phim các xếp mới về nghỉ hưu

Khi đương chức như Công như Quạ
Về hưu rồi lấn bấn kêu ca:
Cớ sao nó chẳng đến nhà,
Cớ sao nó chẳng tặng quà là sao?

Ngày hai buổi ra vào đóng cổng,
Con ở riêng quẳng cháu cho mình,
Vợ già cáu gắt linh tinh,
Hận con bồ nhí bạc tình theo giai.

Lương hưu còm cõm tiêu xài,
Tháng dăm đám cưới lại vài đám ma,
Thôi nôi, đầy tháng, tân gia,
cà phê, cà pháo thế là đi tong.

Lúc buồn rỗi ghé cơ quan cũ
Hỏi thăm xem mấy chú thế nào?
Lính canh bảo vệ ra chào,
Hỏi nơi công sở bác vào làm chi?

Quay xe lẩm bẩm câu gì,
Không ai nghe thấy rồi đi về nhà,
Tội cho con cún chạy ra,
Đá cho một phát thế là hết phim.

24 thg 9, 2013

Tạp Văn HEO MAY của Lưu Tuấn Kiệt - 8

Tuệ
 Chuyện tầm phào của lính có thể kể cả ngày không hết, nhưng đây là câu chuyện có thật của một đồng đội. Ai đã một lần tiếp xúc với cậu ta cũng phải tủm tỉm cười.
Đơn vị tôi đóng quân trên một quả đồi của vùng trung du. Nhà mới dựng tranh tre nứa lá. Mùa hè nóng hầm hập như dội lửa, mùa đông lại rét như cắt ruột. Ấy thế nhưng lính ta vẫn ăn khỏe, ngủ khỏe. Mỗi người mỗi bữa được hai bát cơm B52 (loại bát sắt Trung Quốc). Ngày hai bữa chính, một bữa phụ. Vị chi được bảy bát cơm trong một ngày, tạm gọi là no đủ. Nhưng tiểu đội tôi có một người lúc nào cũng thiếu ăn. Quanh năm cậu ta kêu đói. Anh em gọi đùa là Tuệ “hộ pháp”. Tuệ cao lớn, sức vóc, chân đi giày dép ngoại cỡ, quần áo khoác bộ nào cũng ngắn cũn cỡn, không ai nhịn được cười. Tuệ từ tiểu đội cao xạ bỗng nhiên được đại đội “bắn súng” sang đơn vị tôi - cối 82 chắc cũng vì lý do này. Chẳng tiểu đội nào muốn chứa cái thằng ăn khỏe! Ở với chúng tôi được một tuần tiểu đội phải ra “nghị quyết” bớt một phần cơm cháy của lợn để cho cậu ta ăn. Thế là bữa cơm nào Tuệ cũng được ưu tiên thêm một tảng cháy kể cả cháy sém. Cởu ta chan canh với cháy, sì sụp ăn một cách ngon lành.

Làm đĩ

Đăng lại truyện ngắn này của Nguyễn Thế Duyên

Hai Lúa: Khoảng 3 tháng trở lại, Lúa muốn viết một câu chuyện, câu chuyện của những kẻ “làm đĩ”… Chủ Nhật tuần rồi, đã viết được một nửa truyện, tự nhiên muốn lấy cái tựạ là “làm đĩ”. Search trên mạng để xem có bị trùng tên không, hihihi, mò ra câu chuyện này, ý tưởng, đối tượng và hoàn cảnh sao mà giống thế. (bắt đền bác tác giả này đấy, huhuhuhu !!!!). Chỉ có điều trong câu truyện của Lúa thì kẻ làm đĩ lại không sĩ diện,… cũng không tự tử vì ân hận và day dứt lương tâm. Tự nhiên đọc xong câu chuyện trên, câu chữ nó trốn ráo trọi, hổng viết được nữa rùi.
Xin cảm ơn tác giả Nguyễn Thế Duyên, viết về một dạng “nghề nghiệp” quá phổ biến hiện nay. Hai Lúa xin post lại và xem đây như một sự xin phép bác nhé.      

         

      Hắn cầm tinh tuổi Tuất. Ai cũng bảo người cầm tinh tuổi Tuất bao giờ cũng thông minh. Mà đúng thế thật. Mới hơn ba mươi tuổi mà hắn đã làm thư ký tòa soạn cho một tờ báo lớn của trung ương rất có uy tín. Buổi sáng hôm nay hắn đến tòa soạn. Vừa đến cổng hắn đã gặp cô Mai công đoàn đang vội vã đi ra.
          - Đi đâu mà vội thế cô Mai?
          - Anh không biết gì à? –Cô ta nhìn hắn ánh mắt không dấu nổi vẻ khinh bỉ.  
          - Ông Nguyễn chết rồi. Tôi đến nhà ông ấy xem công việc ma chay thế nào.
          Hắn túm lấy tay cô Mai giữ lại hỏi dồn dập.
          - Chết lúc nào? Hôm qua tôi còn gặp ông ấy trên hội nhà văn kia mà.
          - Chết tối qua, nghe nói là tự tử.

23 thg 9, 2013

TVT làm thịt gà

(Chuyện thật 100%, kg tin đi hỏi nhân vật)
     Ai đã là lính thì đều biết chuyện đi giã ngoại là cơm bữa. Thời còn bao cấp mỗi lần đi như thế, khâu hậu cần là đáng lo nhất (tự cung tự cấp, vì lính ở đâu có tiêu chuẩn ở đó, khó nhờ vả được).
     Khoảng năm 1982 mình được anh Trần Thức Vân giao nhiệm vụ nghiên cứu các tài liệu về bom từ trường của các đàn anh đi trước (giờ quên cả tên các anh rồi) để lắp ráp 1 vài mẫu đầu bom từ trường bằng linh kiện của Liên Xô (cũ). Có lẽ sau khoảng 1 năm, với linh kiện lĩnh tại Ban vật tư mình lắp được 3 mẫu, nhưng chỉ 1 mẫu có độ nhạy và độ ổn định tạm chấp nhận được với điều kiện là dùng sensor từ tháo ra từ quả bom của Mỹ, chứ nếu dùng sensor của Viện Vật lý thì độ nhạy không đạt yêu cầu.

Tạp Văn HEO MAY của Lưu Tuấn Kiệt - 7

Cây gạo ba mươi

Cây gạo cách xa làng tôi tới hơn một cây số. Lưng cây còng còng như ông già chậm bước. Xa xưa sông Hồng bồi đắp cho cánh bãi này. Làng tôi - bên bồi, làng kia bên kia sông - bên lở. Người bên lở sang nhận ruộng bên bồi. Dân làng tôi mang một cây gạo ra trồng. Có điều lạ lùng, các cụ trồng cây ngược: Ngọn xuống đất, gốc lại lên trời. Hóa ra chỉ trong mấy năm cây đã có lưng còng, mang dáng trăm năm cổ thụ. Cây gạo thành ranh giới đất đai của làng từ đấy.
Khi chúng tôi lớn lên toàn bộ cánh bãi nãy vẫn mênh mông cỏ lác. Ngày ngày chỉ có lũ trẻ rong trâu ra chăn thả, nô đùa, đến đêm lại là nơi trú chân của trộm cướp. Người ta còn kể rằng, xa xưa thời còn giặc giã, loạn lạc, có một người trộm cướp rất tài tên là Trúc Ba Dõi. Ông chỉ lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo. Có lần đúng đêm ba mươI tết ông lẻn vào một nhà phú ông. Lừa lúc nhà này luộc bánh chưng đã chín, gia nhân mệt mỏi lăn ra ngủ, ông bê cả nồi bánh đội lên đầu (hóa ra đáy nồi là nơi nguội nhất). Sáng mồng một, anh nhà giàu còn được ông tặng hai câu thơ dán ở ngõ:

21 thg 9, 2013

Hà Nội rộ mốt đạp xe dạo phố

Vài năm trở lại đây, Hà Nội như lãng mạn thêm bởi những vòng quay. Bóng dáng những chiếc xe đạp đang xuất hiện nhiền hơn trên những cung đường cùng với mốt đạp xe dạo phố của người dân Thủ đô.

Từ mốt đạp xe đến chạy đua “vũ trang”
Xuất hiện cách đây chừng hai năm, đến nay, đạp xe dạo phố và chơi xe đạp đã trở thành thú chơi mới của người dân Hà Nội. Những cung đường Thủ đô, đặc biệt là những điểm có quang cảnh đẹp như Hồ Gươm, Hồ Tây, đường quanh Lăng Chủ tịch, công viên Lenin… mỗi sáng sớm, mỗi hoàng hôn lại trở thành “tụ điểm” của những người yêu thích đạp xe.

Hà Nội rộ mốt đạp xe dạo phố 1
Xe đạp đã trở lại trên những con phố Thủ đô, nhưng không phải vì cuộc sống khó khăn như trong hồi ức của nhiều người ...

Phen này lên núi ở thôi

Chiều nay dạo ngắm Hồ Tây
Cảnh, người đẹp quá khiến ngây ngất lòng
Nước hồ xanh thẫm mùi rong
Gió hưu hưu thổi vuốt cong liễu hiền
Người người qua lại như Tiên
Chân dài, quần ngắn, áo liền hở vai...
Mải nhìn đạp fải đường sai
Vòng xe trở lại vẫn ai đấy... nhòm

Ông không còn trẻ, oai phong
  Phen này lên núi khỏi nhòm... cho xong!
                
                     
                                               honngv                      
                                                            Hồ Tây, 5:39 PM 11/7/2012

19 thg 9, 2013

Tạp Văn HEO MAY của Lưu Tuấn Kiệt - 6

Phụng Công,
làng hoa - làng huyền thoại
Những ngôi nhà bạc tỉ ngày càng xuất hiện nhiều ở làng cây cảnh Phụng Công.
Phụng Công (Văn Giang) là xã nằm ở phía bắc tỉnh, chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 20km. Dân cư ở đây có khoảng hơn 5 nghìn người sống quần tụ trong 6 làng: Đầu, Ngò, Khúc, Tháp, Đại, Bến. Phụng Công có cánh đồng rộng hơn 300 ha nằm phía đông của xã, phía tây là đê sông Hồng có bãi màu phù sa rộng trên 50 ha quanh năm lúa ngô xanh tốt. Nhờ phía nam giáp đường 207 nối với đường số 5, phía bắc giáp xã Xuân Quan và xã Kiêu Kỵ (Hà Nội) nên Phụng Công nhanh chóng trở thành một tâm điểm quan trọng trong phát triển kinh tế của thời mở cửa.

17 thg 9, 2013

Quế Hằng - 1 nữ thi Đường thời hiện tại


Phan Chúc: Tôi đã đọc và ngẫm ngợi hơn bốn mươi bài thơ luật Đường hiện đại của nữ thi bút Quế Hằng. Quả thật chưa gặp chị nhưng qua thơ, dù Văn kỳ thanh vẫn nhận ra cây bút Đường thi này thật giầu thi cảm, thi hứng càng hân hoan ngẫm ngợi những vần thơ niêm luật đã rất chặt chẽ, ngôn từ thật sắc sảo tinh vi mà cách diễn đạt ý tình hết sức tế nhị….  

(Thơ Đường Đất Việt)

honngv: Quế Hằng làm nhiều thơ lắm, chỉ xin rinh về đây 1 vài bài Tâm đắc !

RÓT RƯƠỤ

Hôm hội thơ lục bát. QH mời các bạn thơ về nhà chơi. Khi rót rượu từ can vào chai. Nhưng ko có phễu. Các anh chị thấy rót ngon lành nên dỡn Quế Hằng làm thơ. Phọt ra được hai câu đầu. Khi bạn bè về bình tĩnh mới làm được. Nhẽ ra phải đăng từ hôm trước nhưng thấy bạn bè đăng nhiều quá. Để hôm nay không khí lắng xuống QH lại rót rượu cho sôi động lên nha. Hôm nay trả nợ mời các anh chị đọc.

Tạp Văn HEO MAY của Lưu Tuấn Kiệt - 5

  Phần cuối
Năm1979 chiến tranh Biên Giới diễn ra ác liệt ở phía Bắc. Tôi nhận nhiệm vụ đi hướng dẫn các đơn vị sử dụng vũ khí có điều khiển xa. Đoàn đi lần này có anh Lê Duy Dân (kỹ sư) và một lái xe. Nhìn bản đồ đường lên Cao Bằng qua Thái Nguyên - Định Hoá, Bắc Cạn, tôi sực nhớ tới lời mẹ dặn: Con đi có qua chợ Chu nhớ rẽ vào tìm cô. Thời ấy, đường Thái Nguyên lên Bắc Cạn vừa hẹp lại xóc khủng khiếp. Xe đi từ Hà Nội đến chợ Chu gần mất mười giờ đồng hồ. Tôi bảo anh Dân: “Đúng rồi! Cây đa mẹ tôi tả bây giờ vẫn thế. Nhà cô tôi ở dưới gốc đa”. Năm giờ chiều, chúng tôi dẹp xe ven đường. Một bà già bán nước tóc trắng như mây đon đả mời các anh bộ đội.
- Các chú dùng trà xanh nhé?
Chúng tôi bưng bát nước chè đặc sánh, hương thơm toả ngào ngạt. Đúng là chè đất Thái. Anh Dân hỏi bà lão:
- Tôi có anh bạn muốn đi tìm người thân ở đây…
Không chờ bà lão hỏi tôi nói ngay:
- Thưa bà … cháu muốn tìm một người tên là Hậu?
- À… à tôi nhớ ra rồi. Có phải là Hậu - Sinh không? Chồng là Sinh ấy?
- Ngày xưa cô cháu ở đây. Dưới gốc đa này?
- Đúng rồi! Nhưng ông bà đã sơ tán về sau quả núi kia. Các chú đi quay lại, đến quán Vuông, rẽ trái qua doanh trại quân đội.

Tạp Văn HEO MAY của Lưu Tuấn Kiệt - 4


Cứ cẩn thận vẫn là hơn
 Phòng Điện Tử có hai anh được “phong” chữ  “Đại”. Đó là anh  Hoàng Đức Du - Đại Du (người Cao Bằng) và anh Phạm Quang Thụ - Đại Thụ (người Hà Nội). Tôi mới về hay tò mò. Một lần  cùng đi công tác, tôi hỏi anh Ngô Trọng Tài (sau này anh hy sinh ở Can Lộc - Hà Tĩnh), anh tủm tỉm bảo: Thằng Đại Du, cậu cứ tốc ngược chữ lên là biết. Tôi à một tiếng rồi ôm bụng cười. Anh Hoàng Đức Du học ở Nga (người dân tộc Tày), năm1979 tôi được gặp anh chuyển công tác về Cao Bằng. Anh còn mời tôi đến quê anh ở Hoà An, nhà anh còn nghèo, mái lợp cỏ tranh, tường tre nứa, nằm nép mình dưới chân núi đá. Lần gặp ấy cũng là lần cuối cùng, anh sung sướng tự tay mình mổ hẳn một con chó vàng để hai anh em cùng uống rượu.

15 thg 9, 2013

Tạp Văn HEO MAY của Lưu Tuấn Kiệt -3

Năm 1956 vùng quê tôi bắt đầu thực hiện giảm tô cải cách tôi bước vào tuổi chín, mười. Trong rất nhiều sách vở ngày nay bạn viết đã nói các quan điểm của mình về cuộc cách mạng này, riêng tôi lúc đó là một đứa trẻ. Vâng! Tôi xin viết từ trái tim non nớt của mình những điều hôm nay chưa ai nói.

Ngày xưa, tháng ba, ngày tám là những thời điểm giáp hạt. Các cụ đã có những câu ca "ngoài đồng vàng mơ trong nhà mờ mắt" - lúa ngoài đồng chưa ăn được thóc trong nhà đã hết. Những nhà nghèo thường phải cắp nón đến xin nhà giàu phơi lại rơm, đập lấy những hạt thóc lửng về nấu cháo. Còn nhà giàu thóc vẫn nhiều vô kể. Nhà có trên mười mẫu ruộng thóc dự trữ hàng kho. Tôi có thằng bạn nhà giàu có lần dỗi với mẹ nó trốn vào kho thóc ngủ. Lúc buồn tè quá nó tè luôn trên thóc. Vài ngày hôm sau cứ chỗ nào có nước đái của nó thì thóc mọc mầm. Nó dẫn tôi đi xem những cây mầm mọc tứ tung trong  kho thóc. Lúc ấy nhà tôi không có thóc mà ăn. Tôi bỗng thèm được mình là nhà giàu. Ừ nhỉ? Thằng bạn sao nó sướng thế. Nó được sinh ra có kẻ hầu người hạ, đêm có người đun nước cho nó rửa chân. Nhà nó còn nuôi cả thầy giáo dạy riêng cho mình nó học. Nhưng tại sao nhà mình lại nghèo?. Một lần tôi hỏi cha tôi, ông bảo: "Nhà nghèo vì không có ruộng, suốt đời làm thuê cuốc mướn, ráo mồ hôi hết tiền". À ra thế! Tôi ngây thơ hỏi tiếp: "Ruộng của trời của đất. Tại sao nhà giàu có nhà nghèo không có?". Lúc ấy cha tôi trợn mắt lên:
- Cái thằng này! Chỉ giỏi lý sự. Biết gì. Học đi!.

4 thg 9, 2013

Hành trình về phương đông

        "Hành trình về phương đông" là cuốn sách của giáo sư Spalding viết từ năm 1937. Đây là cuốn sách hay, cần đọc, nó giúp ta mở rộng hiểu biết về con người và thế giới mà ta đang sống, đặc biệt là về thế giới tâm linh.Tôi xin đưa cuốn sách lên đây để bạn nào quan tâm tham khảo.


"Hành trình về Phương Đông" - 
Hồi ký Dr. Blair T.Spalding (1857 – 1953)
                                        (Life and Teaching of the Masters of the Far East)
                                                                                             Tác giả: Blair T.Spalding
                                                                                             Dịch giả: Nguyên Phong
                                                      --- o0o ---

                                                             MỤC LỤC

                                             Lời nói đầu
Chương 1-    Một người Ấn lạ kỳ
Chương 2 -   Người đạo sĩ thành Benares
Chương 3 -   Khoa Học Thực Nghiệm Và Khoa Học Chiêm Tinh Bí Truyền
Chương 4 -   Trên Đường Thiên Lý
Chương 5 -   Thành Phố Thiêng Liêng
Chương 6 -   Những Sự Kiện Huyền Bí
Chương 7 -  Vị Đạo Sĩ Có Thể Chữa Mọi Thứ Bệnh
Chương 8 -   Đời Sống Siêu Nhân Loại
Chương 9 -   Cõi giới Vô Hình
Chương 10 - Hành Trình Về Phương Đông
----------------------------------------------------

3 thg 9, 2013

Liệt sĩ Lê Hoài Tuyên


  HOÀI  TUYÊN  SỐNG MÃI
TRONG LÒNG  ĐỒNG  ĐỘI    BẠN 

                 Giữa tháng 10/1971, Đồng chí Đặng Minh Ngạc trưởng Ban Kỹ thuật ( thuộc phòng Điện Tử, Viện Kỹ thuật Quân sự ) tập hợp tổ nghiên cứu về bom từ trường của chúng tôi để nghe thượng tá Ngô Đức Thọ, trưởng phòng Điện Tử  giao nhiệm vụ. Lúc này một số anh trong Ban đang đi công tác ở  các đơn vị khác hoặc đang ở chiến trường  nên ban chỉ còn có 4 người: anh Ngạc, anh Vũ Ngọc Thư, anh Lê Hoài  Tuyên và Tôi.
Sau khi mở đầu cuộc    họp  bằng mấy câu đùa vui, đồng chí Thọ nói “...Các cậu vừa hoàn thành việc nghiên cứu ngòi từ trường cải tiến MK42-MODEL3, như vậy là kịp thời. Tài liệu về bom cải tiến và hướng dẫn công tác rà phá, thay đổi cách đánh ... ta đã gửi tới 559, nhưng người của ta phải vào trực tiếp vào trong đó để cùng với 559 đảm bảo cho chiến dịch vận tải lớn, rất quan trọng trong mùa khô 71-72 này. Như vậy 3 đồng chí Ngạc, Tuyên và Kiệt do đồng chí Ngạc phụ trách sẽ vào ngay 559, chia nhau đi tất cả các binh trạm để vừa huấn luyện,  vừa trực tiếp phá bom đồng thời phát hiện, thu thập các loại bom mìn vũ  khí mới, những loại cải tiến mới của địch và gửi nhanh ra viện. Về hướng biển ta chủ trương rà phá bom ở luồng Nam Triệu và vịnh Bắc Bộ. Viện cử đồng chí Khải và Ngô Tuấn Dũng ( Phó tiến sĩ vật lý mới về viện) xuống phối thuộc với Cục Kỹ Thuật Hải Quân, tạm thời đồng chí Khải phụ trách, mấy tuần nữa anh Vĩnh về sẽ xuống phụ trách. Như vậy chỉ còn đồng chí Thư, mới đi 559 về thì thường trực ở nhà, biên soạn tiếp tài liệu gửi cho công binh và các nơi. Tình hình rất khẩn trương, các cậu có ý kiến gì không?”. Anh Ngạc nói: “Đoàn chúng tôi vào 559 lần này hứa với Viện là sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đề nghị anh cho gọi Kiệt về sớm để kịp lên đường. Địch đánh phá bằng nhiều loại bom hỗn hợp, việc rà phá khó khăn hơn, đề nghị Viện sớm đưa thêm xe phóng từ cải tiến vào. Thêm nữa lần này đi dài ngày (dự kiến đến hết mùa khô) nên công tác hậu cần cho đoàn xin được tăng cường”. Lê Hoài Tuyên (cán bộ trẻ nhất trong ban) nói với anh Thọ: “Bọn em làm xong đầu MODEL-3 rồi nhưng chưa biết loại MODEL-2 như thế nào nên rất nóng lòng muốn có nó trong tay. Được đi 559 lần này, em rất toại nguyện và xin hứa với thủ trưởng em sẽ tích cực truy tìm để có được MK42-MODEL-2 gửi ra Viện”. Sau cuộc họp đoàn công tác của anh Ngạc tích cực chuẩn bị và ngày 15/10 các anh chia tay anh em để lên đường. Lúc chia tay mọi người đều cảm động, nói ít nhưng tình cảm sâu đậm. Mới năm trước anh Ngô Trọng Tài, Hoàng Kim Giao cũng chia tay anh em để lên đường như thế này đây. Bộ quân phục giải phóng màu xanh, ba lô con cóc căng phồng sau lưng, miệng cười tươi, cái xiết tay rất chặt...nhưng các anh đã không về nữa. Tuyên ôm chặt vai tôi và nói vào tai “Thế là mình sắp được gần bố mình thêm một đoạn” Tôi rất hiểu câu nói của Tuyên, vì lúc đó bác Lê Tuấn (bố của Tuyên) đang là chánh văn phòng của Trung ương cục Miền Nam ở B2, bác vào Nam từ năm 1968. Tuyên luôn mong được đi chiến trường và nếu có dịp vào tận B2 với bố. Lúc này đây khi lên đường đi chiến đấu, anh đã thực sự trở thành người đồng chí của bố anh , như trong một lá thư từ năm 1968 (lúc đang học Trường Đại học Tổng Hợp) gửi cho bố, có đoạn “... con rất tự hào về gia đình ta, con hứa sẽ học tập, phấn đấu để xứng đáng với gia đình và sẽ trở thành người con, người đồng chí của bố mẹ ”
            Chiếc xe Gat chuyển bánh, đưa các anh về phía Nam cả đơn vị lưu luyến vẫy taycho đến khi xe khuất hẳn. Tiễn đoàn anh Ngạc đi 559 xong, hai hôm sau tôi cùng anh Ngô Tuấn Dũng theo xe của anh Ngô Đức Thọ xuống Hải Quân, trong lòng tôi cứ mong một điều là sau đợt công tác này anh em lại về họp mặt đông đủ, nhưng sẽ phải chờ hết muà khô.
            Đoàn anh Ngạc vào tới 559, các anh chia nhau đi tất cả các binh trạm, các sư đoàn công binh trên tuyến 559. Anh Ngạc sau khi huấn luyện cho cán bộ và bộ đội ở bộ tư lệnh 500, tiếp tục đi huấn luyện ở các binh trạm 30, 32, 34. Anh Kiệt được phân công đi sâu vào phía trong, tới tận ngã ba biên giới Việt- Lào- Campuchia để huấn luyện ở các binh trạm 36, 38, 47 và ở các sư đoàn 470, 471. Còn Lê Hoài Tuyên làm nhiệm vụ huấn luyện và phá bom ở các binh trạm 12, 14 và các sư đoàn công binh 472, 473. Vào mùa khô, công tác vận chuyển của ta càng lớn thì địch cũng tập trung đánh phá càng dồn dập, ác liệt. Các anh đã mở hàng chục lớp huấn luyện cho hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ tại chiến trường đối phó với bom mìn của địch, nhất là với những cải tiến mới của chúng tại chiến trường. ở binh trạm 12, ta thu hồi được một số đầu MK42 còn tốt, trong điều kiện khó khăn ở chiến trường, Lê Hoài Tuyên đã cho đầu bom hoạt động trở lại và dùng nó làm giáo cụ trực quan để huấn luyện cho bộ đội, đồng thời dùng làm máy đo để kiểm tra đo đạc các xe phá bom của ta rất tốt. Theo báo cáo từ chiến trường do anh Ngạc điện về Viện, cho biết: Xe phá bom BTR phá nổ được bom cách xe 75m, nếu bom ở trên mặt đất, phá nổ cách xe 50m nếu bom chui ở độ sâu 5m. Kết quả thực nghiệm tại chỗ làm cho học viên hiểu rõ cách sử dụng các phương tiện phá bom và tin tưởng ở các thiết bị kỹ thuật của ta. Xe BTR có ưu điểm cơ động nhanh, thông đường nhanh. Còn khung dây PK thì rất cơ động, phá được bom trên mọi địa hình phức tạp mà xe không tới được. Theo số liệu tổng kết sau mùa khô 71- 72, tuyến 559 đã phá nổ 1114 quả bom từ trường, trong đó có sự đóng góp quan trọng trực tiếp của đoàn công tác của Viện Kỹ Thuật Quân Sự. Công tác huấn luyện và trực tiếp phá bom của đoàn đã góp công rất lớn cho tuyến 559 đảm bảo giao thông mùa khô 71 - 72.
            Nhưng thật không may ngày 26/ 3/ 1972, ở khu vực đài quan sát Cao Sơn tại Km17+500 trên đường 20A thuộc binh trạm 14 phía tây tỉnh Quảng Bình, Lê Hoài Tuyên đã hy sinh khi tiếp cận một quả bom để tháo và thu hồi đầu MK 42. Vẫn biết khả năng hy sinh của cán bộ làm nhiệm vụ rà phá bom mìn là rất lớn, vì ngoài việc phá nổ, anh em còn phải tiếp cận bom để thu hồi đầu nổ ... nhưng sự hy sinh của Tuyên làm chúng tôi bàng hoàng đau sót. Lúc đó chúng tôi chưa có đủ thông tin về sự hy sinh của anh vì anh Ngạc và anh Kiệt đang ở các binh trạm khác, rất xa. Sau này chúng tôi được đồng chí Nguyễn Văn Sự, kỹ sư vũ khí của Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự, lúc đó cùng làm việc với Tuyên ở binh trạm 14, kể lại sự hi sinh của Tuyên như sau:” Chiều ngày 26/ 3, sau khi địch ném bom, được tin cách đài quan sát Cao Sơn khoảng 300m, trên sườn đồi có một quả bom chưa nổ, Tuyên và tôi cùng đến xem xét .Thấy bom còn nổi một nửa trên mặt đất, Tuyên bảo: Ta sẽ làm liệt quả bom này để thu hồi ngòi nổ MK42, may ra nó lại là MODEL2 mà ở Viện đang cần. Sau đó hai đứa dùng lượng nổ nhỏ mang theo đánh đề đào đất dưới thân bom . Gói bộc phá nhỏ nổ, đất đào được một ít nhưng phích nối điện nằm giữa thân bom vẫn chưa lộ ra, Tuyên bảo tôi về lấy thêm thuốc nổ còn Tuyên ở lại nghiên cứu để đánh tiếp . Tôi về lấy thêm 1Kg TNT , quay lại chỗ bom nằm. Cách bom khoảng gần 100m tôi thấy Tuyên đang ở sát quả bom dùng tay bới đất phía dưới. Đi thêm vài bước nữa, tôi nghe tiếng nổ chói tai và sức ép đập vào người, ngã xuống. Khi nhìn trở lại phía quả bom thì chỉ còn một hố sâu, tôi bàng hoàng lúc lâu , sau đó vội quay về binh trạm báo tin Tuyên đã hi sinh...”
          Thế là sau các anh Hoàng Kim Giao và  Ngô Trọng Tài, tổ nghiên cứu về bom từ trường của chúng tôi lại mất đi một cán bộ ưu tú nữa. Anh Lưu Tuấn Kiệt chia tay với Lê Hoài Tuyên ở binh trạm 12 từ cuối tháng 10 / 71, khi trời cuối thu. Đến khi trở lại binh trạm 34 vào tháng 4/ 72 lúc bắt đầu vào hè, cây rừng lại xanh tươi thì Tuyên không còn nữa, anh đau xót vĩnh biệt người bạn chiến đấu:
                            “ Tôi cùng bạn đến nơi đây
                               Rừng cây săng lẻ lá rơi đầy
                               Chia tay còn hẹn  “mai” gặp lại
                               Tôi bạn bên nhau, nhớ những ngày…
                               Trường sơn chiến đấu trên đất lửa
                               Nhiệt tình tuổi trẻ thật hăng say
                               Hôm nay trở lại cây xanh lá
                               Bạn đã nằm yên dưới đất này...”
Những người bạn của Tuyên ( cùng học phổ thông và học đại học ) đều nhận xét: Tuyên là một cán bộ đoàn “bẩm sinh”, anh đã làm bí thư chi đoàn của lớp Vật lý khoá 66 - 70  của trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội. Anh Vũ Quyết Thắng, bạn thân của Tuyên kể: ”Tuyên sống rất tình cảm và sôi nổi, luôn hết lòng vì công việc chung, không nề hà bất cứ việc gì dù lớn hay nhỏ. Tuyên ăn khoẻ, làm khoẻ , việc gì cũng làm hết mình vì vậy anh em rất mến...”  khi về Viện KTQS công tác anh lại được bầu vào ban chấp hành chi đoàn của Phòng ngiên cứu Điện tử  và là đối tượng kết nạp đảng. Đọc lại rất nhiều lá thư anh gửi cho bố ( bác Lê Tuấn lúc đó ở chiến trường B2 ) từ năm 1968 - 1970 ( hiện ra đình còn lưu giữ được ), tôi thực sự xúc động và cảm phục về những suy nghĩ của anh, của một thanh niên thời chống Mỹ cứu nước. Người có ảnh hưởng rất lớn đến những phẩm chất và suy nghĩ của Lê Hoài Tuyên là bố  anh. Trong lá thư gửi bố ngày 21/4/1969 anh viết “... Con cứ nghĩ tới đâu viết tới đó vậy nhé. Thư của bố từ  tiền tuyến lớn gửi về, từng câu từng chữ đều có tác dụng động viên, cổ vũ con và các bạn con... Con tự hào vì có người bố đáng kính như vậy, con nguyện học tập làm theo bố, tức là sống và chiến đấu như một người cộng sản chân chính, không thể khác được... ”. Trong nhiều thư khác anh còn nói với bố về việc phấn dấu tu dưỡng theo hướng “vừa hồng vừa chuyên” mà bác Phạm Văn Đồng đã nói với sinh viên. Anh nói nhiều về nguyện vọng được sống và cống hiến nhiều cho đất nước, cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Là con trai duy nhất trong một gia đình có bố đang công tác ở Miền Nam, mẹ đi học xa, ở nhà còn 2 em gái nhỏ phải trông nom, lúc đó anh không thuộc diện động viên vào bộ đội. Song Lê Hoài Tuyên đã viết đơn tình nguyện xin nhập ngũ khi tốt nghiệp đại học. Nói về việc nhập ngũ của mình,trong thư gửi cho bố ngày 28/ 9/1970 anh viết: “Bố kính yêu, con có một tin rất vui bố ạ, tháng sau con sẽ lên đường nhập ngũ. Thế là nguyện vọng tha thiết từ bao lâu nay đã được thực hiện, con tin rằng bố sẽ rất hài lòng. Con sẽ đi đúng đường mà bố đã vạch ra. có thể con sẽ được về một đơn vị bộ đội kỹ thuật. Nhà ta thế là có thêm một anh lính bố nhỉ! Biết đâu con lại có dịp vào chỗ bố, con mong mỏi ngày ấy lắm bố ạ. Vào bộ đội con hứa sẽ nỗ lực phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh và nâng cao trình độ văn hóa kỹ thuật để phục vụ nhiều nhất và lâu dài cho cách mạng. Lúc này đây con đang rất phấn chấn khi mình sẽ được mặc bộ quân phục của chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam... ”.
         Lê Hoài Tuyên hy sinh lúc tròn 24 tuổi, sự hy sinh của anh để lại nỗi đau lớn cho người thân và đồng đội. Nhưng mọi người cũng rất tự hào về anh, về một con người sinh ra là để chỉ vì cái chung, vì lý tưởng và lòng khát khao mong muốn đóng góp sức mình cho tập thể, cho quân đội.


       Tôi viết những dòng trên về Lê Hoài Tuyên  cách đây năm năm, vào dịp kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Viện Điện Tử - Viễn Thông. Nay nhân dịp liệt sĩ Hoàng Kim Giao của viện ( hy sinh năm 1968 ) được nhà nước truy phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, tôi thấy cần viết thêm về Lê Hoài Tuyên. Trường hợp hy sinh của anh Giao và anh Tuyên giống nhau, bị bom nổ khi đang tiếp cận bom để tháo gỡ thu hồi ngòi MK-42, phục vụ cho công tác nghiên cứu cấp bách của Viện lúc bấy giờ để đối phó với bom mìn của địch. Song, do hoàn cảnh công tác độc lập, chiến trường 559 vào đầu năm 1972 rất khó khăn và ác liệt, hơn nữa Lê Hoài Tuyên là cán bộ phối thuộc  nên sự hy sinh của anh không được đơn vị cơ sở lập hồ sơ đầy đủ, vì vậy việc xét khen thưởng sau này không làm được, đó là một thiệt thòi lớn cho gia đình và đơn vị. Khi Tuyên hy sinh, việc baó tử  của đơn vị cho gia đình cũng không tiến hành ngay được mà tới đầu năm 1974 mới làm.  Cũng như anh Hoàng kim Giao, Lê hoài Tuyên xứng đáng với danh hiệu anh hùng, tuy chưa được phong tặng. Đó là điều còn băn khoăn trong lòng nhiều đồng đội của anh cho tới hôm nay.
           Từ ngày Tuyên hy sinh, hàng năm vào ngày tết và ngày 27/ 7 đại diện của viện  Điện tử và bạn bè lại đến thăm gia đình và thắp hương cho anh. Năm 2001 theo nguyện vọng của gia đình, mộ của anh được gia đình và đơn vị chuyển từ nghĩa trang liệt sĩ Trường sơn ra nghĩa trang liệt sĩ của Hà nội, ở xã Tây Tịu,  huyện Từ Liêm. ở đó còn có mộ của chị Đặng Thùy Trâm, anh Nguyễn Văn Thạc. Các anh chị là những thanh niên tiêu biểu của Hà nội thời chống Mỹ.

1 thg 9, 2013

Tạp Văn HEO MAY của Lưu Tuấn Kiệt -2

Thời thơ ấu

Khi tôi mười năm, mười sáu tuổi cha đã ngoài năm mươi. Tuổi trẻ học hành cả ngày đặt mình nằm là lăn ra ngủ một mạch đến sáng. Lúc đó cha tôi đã đến độ ít ngủ. Có lần ông bảo:
- Trông thấy con ngủ bố thèm. Bố có nhiều chuyện muốn kể cho con biết.
Trong hơi ấm ổ rơm, bố con cho chân vào chiếc bao tải, rồi trùm chiếu lên cho kín đầu. Bố tôi hỏi:
- Hôm qua đến đâu rồi?
- Dạ đến chỗ ông Hồ lên tàu đi ngược.
- Ờ... ờ... khoảng mấy năm sau, có một người rẽ về nhà mình tìm gặp bố. Người ấy nói là ban với ông mình (ông Hồ). Ông còn cho biết ông mình đang ở chợ Chu Định Hóa - Thái Nguyên, và ông có gửi cho bà số tiền là mười đồng bạc để trả nợ và chuộc lại nhà. Lúc này bố đã không còn là thằng Nhỏ, cụ Men giao cho đứng đầu cánh thợ.
Xã ta người theo học nghề này khá đông. Ở làng Đại có ông Tân, ông Khường, ông Biếm. Ở làng Bến có ông Nhàng, ông Vinh, sau này có bác Thặng, bác Quảng... vài năm sau bố lấy mẹ con.

Nhớ anh Ngô Trọng Tài

NHỚ ANH  NGÔ TRỌNG TÀI
       Lưu  Tuấn  Kiệt

            Vào những ngày đầu năm (1969) anh Ngô Trọng Tài và tôi được cử vào Hà Tĩnh để huấn luyện cho cán bộ cấp xã về phương pháp rà phá bom từ trường. Huyện đội Can Lộc Hà Tĩnh lúc ấy đang sơ tán ở xã Xuân Lộc cách cầu Nghèn vài cây số. Do tình hình cán bộ đông, nên Huyện đội Can Lộc đề nghị phân ra làm 2 nơi: Một tổ chức ở Huyện do anh Tài phụ trách, còn tôi dạy ở cụm thứ 2 xã Sơn Lộc.
                 Thời đó mang tiếng là lớp học, nhưng phải tổ chức ở ngoài trời. Bởi cả Huyện Can Lộc không còn một ngôi nhà nào để làm hội trường, các cơ quan, trường học hầu hết đã bị bom Mỹ phá sập đổ.

Liệt sỹ Hoàng Kim Giao

HOÀNG KIM GIAO –
    MỘT NGƯỜI SỐNG  HẾT MÌNH  VÌ CÔNG VIỆC VÀ TRONG TÌNH YÊU
                                         Đinh Quốc Khải
     
Trong mấy năm gần đây, bên cạnh việc xuất bản các cuốn nhật ký của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm đang gây xúc động dư luận, một số báo như: An ninh thế giới, Tiền phong, Thanh niên,… còn viết nhiều về liệt sĩ Hoàng Kim Giao, một cán bộ  trẻ của viện ta, đã cống hiến tuổi xuân cho đất nước.
Qua các bức thư anh để lại (sau gần 40 năm gia đình còn giữ được - và đã được in thành sách ) mọi người đều thấy ở anh một con người sống vì lý tưởng, hăng say học tập, rất dũng cảm và gương mẫu trong chiến đấu. Song trong cuộc sống nội tâm lại rất tình cảm, luôn lo lắng từng phút cho gia đình và người thân. Học tập tấm gương Hoàng Kim Giao, báo Tiền phong đã phát động phong trào viết về đề tài “Sống để yêu thương và dâng hiến”. Sự phát động của báo Tiền Phong đã được hưởng ứng, nhiều bài viết xúc động về liệt sĩ Hoàng Kim Giao đã được đăng trên các báo.

Một số hình ảnh buổi gặp mặt CQN-VĐT năm 2011









31 thg 8, 2013

Tạp Văn HEO MAY của Lưu Tuấn Kiệt

Kiet Luutuan   08:47 . 30- 8 - 2013
Hớn thân ! Mình gửi tập sách này , hy vọng được bạn đọc đồng cảm. Sách còn chỗ nào chưa được mong anh em đại xá cho.- Lưu Tuấn Kiệt.
Lưu Tuấn Kiệt
 honngv sẽ post dần toàn bộ tập "Tạp văn" này. Mong nhận được NHẬN XÉT (comment) từ các anh các chị cựu quân nhân (CQN) VĐT. 


                  Thay lời mở đầu

Lưu Tuấn Kiệt
như tôi biết

        Đại tá Đinh Quốc Khải
                                                                        (Cán bộ nghiên cứu khoa học) 

Thăm nhà bác Cảnh

Hôm qua (30-8-2k03) đoàn công tác của Viện Điện Tử (VĐT) - VKHCNQS do đ/c Phó viện trưởng, kiêm Bí thư Đảng ủy VĐT, thượng tá Lê Thanh Hải dẫn đầu đã viễn du lên tận Hòa Bình với mục đích khảo sát, bàn biện fáp xây "Nhà tình nghĩa" cho đ/c Vũ Đức Cảnh, cựu quân nhân VĐT. Đoàn còn có bác Đinh Kim Dực, thay mặt "cụ" Trần Thức Vân (tuổi cao kg đi được), trưởng Ban liên lạc hội Cựu quân nhân (CQN) VĐT; đại tá ... Nam, phòng Chính trị VKHCNQS; thượng úy ... Hưng, trợ lý CT ban CT, VĐT; CQN Ng. Văn Hớn.

25 thg 8, 2013

Thế sự du du nại lão hà

Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa... 
 
Việc đời bối rối tuổi già vay
Trời đất vô cùng một cuộc say
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay...
                               
                          Đặng Dung

24 thg 8, 2013

Thư giãn cuối tuần-1

Khác biệt giữa Hà Nội & Sài Gòn

Gái miền nam nó yêu mình, mình là ông chủ. Đúng kiểu xuất giá tòng phu. Mình đi làm vất vả về muộn, say xỉn, nó chạy ra ngọt ngào: anh đi làm về có mệt không. Anh ăn gì, uống gì.
Gái bắc, nó yêu mình, nó sở hữu mình luôn. Đi làm về muộn 15 phút, mặt nó như cái mâm.
---
Gái nam mình xỉn, nó chăm mình nôn mửa các kiểu
Gái bắc mình xỉn, nó gọi đt cho bạn mình để kiểm tra đi đâu, mình xỉn, nôn mửa, thì kệ mình.

Thơ hay -1

honngv: Tôi chẳng biết làm thơ, nhưng chẳng nhẽ kg cảm nhận được 1 bài thơ hay! Vậy mạo muội cọp về đây mong chia sẻ cùng ai quan tâm.

GẶP BẠN Ở CHỢ BẾN THÀNH
Link cố định 24/07/2013@7h45, 275 lượt xem, viết bởi: haduytu
  Hình có tính minh họa
Sang thăm Gió Đồng Quê, Hồn Quê gặp bài thơ GẶP BẠN Ở CHỢ BẾN THÀNH của Hoàng Đình Quang và lời bình của Đỗ Minh Tâm khiến HQ không sao cầm nổi nước mắt. Xin được rinh về làm quà tặng đồng đội tôi và bà con xóm tôi nhân ngày Giỗ sắp tới 27/7/2013:

Thư và Bài thơ mới của Lưu Tuấn Kiệt

honngv xin đăng nguyên văn Email vừa nhận từ anh Lưu Tuấn Kiệt, mời anh chị em thưởng ngoạn: 

kiet luutuan <luutuankietvangiang@gmail.com>
10:16 (3 giờ trước)
tới tôi (làm rõ: từ:  kiet luutuan <luutuankietvangiang@gmail.com>
tới:     honngv@gmail.com
ngày:  10:16 Ngày 24 tháng 8 năm 2013
chủ đề:         thu tham hoi
được gửi bởi:  gmail.com
xác thực bởi:  gmail.com
:        Thư này rất quan trọng vì những người trong cuộc hội thoại này.)

Xin chào các anh chi, các em trong Viện! Tôi nhận được thư báo tin, thật phấn khởi. Đầu tiên xin chúc sức khỏe các bác, các em, gia đình luôn hạnh phúc. Tiện thư tôi gửi một bài thơ mới anh em đọc cho vui. Xin cảm ơn .

Đường trăng quê hương.doc     
22K   Xem   Tải xuống
-------------------------