Trang

23 thg 9, 2013

TVT làm thịt gà

(Chuyện thật 100%, kg tin đi hỏi nhân vật)
     Ai đã là lính thì đều biết chuyện đi giã ngoại là cơm bữa. Thời còn bao cấp mỗi lần đi như thế, khâu hậu cần là đáng lo nhất (tự cung tự cấp, vì lính ở đâu có tiêu chuẩn ở đó, khó nhờ vả được).
     Khoảng năm 1982 mình được anh Trần Thức Vân giao nhiệm vụ nghiên cứu các tài liệu về bom từ trường của các đàn anh đi trước (giờ quên cả tên các anh rồi) để lắp ráp 1 vài mẫu đầu bom từ trường bằng linh kiện của Liên Xô (cũ). Có lẽ sau khoảng 1 năm, với linh kiện lĩnh tại Ban vật tư mình lắp được 3 mẫu, nhưng chỉ 1 mẫu có độ nhạy và độ ổn định tạm chấp nhận được với điều kiện là dùng sensor từ tháo ra từ quả bom của Mỹ, chứ nếu dùng sensor của Viện Vật lý thì độ nhạy không đạt yêu cầu.

Tạp Văn HEO MAY của Lưu Tuấn Kiệt - 7

Cây gạo ba mươi

Cây gạo cách xa làng tôi tới hơn một cây số. Lưng cây còng còng như ông già chậm bước. Xa xưa sông Hồng bồi đắp cho cánh bãi này. Làng tôi - bên bồi, làng kia bên kia sông - bên lở. Người bên lở sang nhận ruộng bên bồi. Dân làng tôi mang một cây gạo ra trồng. Có điều lạ lùng, các cụ trồng cây ngược: Ngọn xuống đất, gốc lại lên trời. Hóa ra chỉ trong mấy năm cây đã có lưng còng, mang dáng trăm năm cổ thụ. Cây gạo thành ranh giới đất đai của làng từ đấy.
Khi chúng tôi lớn lên toàn bộ cánh bãi nãy vẫn mênh mông cỏ lác. Ngày ngày chỉ có lũ trẻ rong trâu ra chăn thả, nô đùa, đến đêm lại là nơi trú chân của trộm cướp. Người ta còn kể rằng, xa xưa thời còn giặc giã, loạn lạc, có một người trộm cướp rất tài tên là Trúc Ba Dõi. Ông chỉ lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo. Có lần đúng đêm ba mươI tết ông lẻn vào một nhà phú ông. Lừa lúc nhà này luộc bánh chưng đã chín, gia nhân mệt mỏi lăn ra ngủ, ông bê cả nồi bánh đội lên đầu (hóa ra đáy nồi là nơi nguội nhất). Sáng mồng một, anh nhà giàu còn được ông tặng hai câu thơ dán ở ngõ: