Trang

12 thg 4, 2015

Lời của Mẹ-bài thơ giản dị giầu xúc cảm

HNV: Sắp kỷ niệm 30/4 cọp về đây bài thơ nhiều ý nghĩa, tràn đầy cảm xúc. Đất nc này, non sông gấm vóc này, .... này còn mãi NỢ các Bà Mẹ ! 

Tác giả: Đào Dục Tú
.KD: Chiến tranh  lùi xa, người trực tiếp cầm súng sống chết trong cuộc chiến đã tản mạn ra đi về cõi vĩnh hằng . Mà đời đã sang trang nhiều thăng trầm dâu bể. Bài thơ giản dị đến mức không cần thiết có lời tô vẽ thêm về  cái vỏ hình thức bên ngoài . Có lẽ còn lại như một ám ảnh người đọc là nắm dây diều mục nát trong bàn tay mẹ già nua ngồi bậu cửa  ngóng đợi đứa con ra trận mãi mãi không về . Đây mới thực là bức  tượng đài thuần Việt của một thời đâu dễ quên, không thể nào quên (Đào Dục Tú)

Đọc đến đoạn kết của bài này, bỗng cay mắt. Nhớ đến hình ảnh các bà mẹ VN ngồi nhai trầu bỏm bẻm trong lễ tuyên dương BMVNAH năm nào trên truyền hình, khi đó, mình đã bật khóc.

Cảm ơn những người mẹ VN- đã sinh ra những người lính, sinh ra dân tộc VN, gian truân, vất vả và hành trình đó dường như còn xa lắm…

Cảm ơn anh Đào Dục Tú!
————                                                                                 
Bài thơ của tác giả  Nguyễn Cảnh Bình - chưa quen tên với độc giả- mở đầu là câu hỏi không ai đáp của người mẹ: 
Người ta nói hết chiến tranh
Sao con đi tự ngày xanh chưa về ?

Thói háo danh,bệnh vĩ cuồng & tình trạng tha hóa của giới trí thức


HNV: Bài dài quá, nhưng đọc thấy hay, nhất là những ai từng là Trí thức ! 
Tác giả: Vương Trí Nhàn

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Hơi dài, nhưng rất đáng đọc- về một đề tài hấp dẫn nhưng dường như cũng luôn gây tranh cãi- Trí thức Việt thời nay, với đầy đủ Tham- Sân- Si!  :D

Xin đăng lên đẻ bạn đọc chia sẻ.  :D
———–
Bệnh sùng bái danh hiệu, chức vụ… trong giới trí thức từng được Đặng Hữu Phúc (TuanVietNam 24-06-2009) xem như một quốc nạn. Chỉ có thể chia sẻ với một khái quát như thế nếu người ta nhận ra những gì đứng đằng sau cáí căn bệnh có vẻ dễ thương đó là sự liên đới của nhiều “chứng nan y “ cùng là sự tha hoá của giới trí thức cũng như của nhiều lớp người khác.
   Mỗi khi nói tới trí thức VN thời trung đại, tôi thường nhớ tới một câu chuyện trong sử cũ.
    Nửa cuối thế kỷ thứ XVII, có một trí thức Trung quốc là Chu Thuấn Thuỷ trên bước đường chống Thanh phục Minh nhiều lần đến Việt Nam. Lần ấy, khoảng 1657, nghe Chúa Nguyễn có hịch chiêu mộ những ai biết chữ để giúp vào việc nước, Chu ra trình diện. Nhưng ông cảm thấy chung quanh không hiểu mình, không thi thố được tài năng, lại bị làm phiền, nên bỏ sang Nhật. Sau ông đóng góp rất nhiều vào viêc phát triển xã hội Nhật.

11 thg 3, 2015

Lần đầu thấy VTV nhắc đến cuộc chiến Biên giới

Có lẽ đây là lần đầu tiên (tối nay) sau 36 năm chờ đợi Đài truyền hình VN VTV, mà cụ thể là trong chương trình thời sự của VTC1 tối ngày 5/3/2015 mới chính thức nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (ngày 17 tháng 2 năm 1979) qua 1 đoạn clip khá dài với việc tri ân sự hy sinh mất mát của quân và dân ta trong cuộc chiến đó. Trong đó còn nói nhiều đến sự "nói 1 đằng làm 1 nẻo" của TQ ở Biển Đông, đến sự liên kết giữa các nc lớn lợi dụng, bán đứng VN tới 3 lần, đến cả phát ngôn của ThT: Kg đổi lãnh thổ lấy hòa bình viển vông. Rất tiếc mình chỉ ghi lại giữa chừng và trực tiếp từ TV nên chất lượng kém và chỉ post lên đc 1 đoạn, do giới hạn cho fép của blog.
Nhân ngày 5 tháng 3, ngày mà năm 1979 Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh Tổng động viên toàn quốc đánh trả quân xâm lược để bảo vệ biên cương, VTV đã làm đc 1 việc mà đáng ra phải làm từ lâu và thường xuyên hàng năm.
Dù gì đi nữa, liệu đây có thể là tín hiệu đáng mừng ?! Hay lại rơi vào chìm đắm ?! 
 

Tin khẩn - Tin buồn

Vợ đ/c Nguyễn Duy Luyến - nguyên cán bộ Viện Điện Tử đã từ trần sáng nay tại BV 198 bộ Công An. Lễ viếng tiến hành từ 8h đến 10h sáng ngày mai 12 / 3 / 2015 tại BV 198.

Xin chia buồn sâu sắc tới đ/c Luyến cùng toàn thể gia quyến.

THÔNG BÁO CỦA HỘI CỰU QUÂN NHÂN VIỆN ĐIỆN TỬ

Mời các đ/c (cựu quân nhân viện Điện Tử, Viện KHCN QS) ngày mai đi dự đám tang vợ đ/c Nguyễn Duy Luyến - nguyên cán bộ phòng 173 viện Điện Tử vào hồi 9 giờ sáng ngày 12/3 tại nhà tang lễ viện 198 bộ CA.
Trân trọng kính mời.
Trưởng ban liên lạc Hội CQN viện ĐT
Đinh Trọng Thành

14 thg 2, 2015

Để gió cuốn đi… - Báo Hưng Yên điện tử

Để gió cuốn đi… - Báo Hưng Yên điện tử

21 thg 2, 2014

Nhìn lại ngày 17/2/2014

Ngày 17/2 đã qua mà khi thấy ảnh này lòng cồn lên sự áy náy, kg yên !

Mời các anh chị và các bạn (với trách nhiệm người với người, lại mang tiếng là người có học) hãy tích cực đặt lời chú thích cho bức ảnh này nhé:

Ảnh của Như Ngọc

17 thg 2, 2014

Hôm nay, ngày 17/ 2

Nguyễn Quang Vinh
Cần phải nói với nhau một câu cho nó vuông thế này: Mình và mọi người, không và không ai muốn kích động hận thù, hận thù cá nhân cũng không chứ đừng nói tới việc kích động hận thù dân tộc Việt với Trung Quốc.

Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc lấy chữ " bình yên hợp tác" mà quên đi biến cố lịch sử của đất nước, lại là biến cố hào hùng. Với Mỹ, Pháp ta kỉ niệm, ta đưa vào sách sử cho cháu con về 2 cuộc chiến tranh xâm lược, thì với Trung Quốc, ta cũng làm như thế, rõ ràng, minh bạch, ta kỉ niệm chiến thắng Pôn Pốt ở Căm Pu Chia được thì phải tổ chức kỉ niệm chiến thắng Biên giới 1979, rứa thôi.

Họp mặt nhân 35 năm kể từ ngày tháng ấy

Để ôn lại những tháng ngày gian khổ dọc biên giới phía bắc của 35 năm về trước, sáng qua (16/2), được sự đồng ý của nguyên Thiếu tướng Trần Thức Vân, 1 số cựu chiến binh và cựu quân nhân Viện Điện tử đã từng tham gia từ những ngày đầu và kéo dài suốt cả sau cuộc chiến biên giới xảy ra năm 1979 đã có cuộc hội ngộ vui vẻ, đầm ấm, ngập tràn tình đồng đội như những năm xưa. Tuy còn thiếu vắng nhiều người nhưng lần hội ngộ này đã để lại một dấu ấn nhất định và sẽ đi vào lịch sử của Viện Điện Tử, Viện KH & CN Quân sự; là 1 minh chứng cho đường lối chiến tranh công nghệ cao của Quân đội ta là đúng đắn và hiệu quả.

Mọi người có mặt tại đây dù ở chức vụ, cương vị nào đều đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ của mình. Có người tham gia cả 3 cuộc chiến: chống Mỹ, đánh Khơ Me đỏ, đuổi bọn bành trướng đại Hán. Nhiều người đã anh dũng hy sinh ! 

Các hồi ức về chiến trường, về những đêm ngày hành quân trên từng cây số dọc theo biên giới suốt 1 dải từ Cao Bằng - Lạng Sơn - Móng cái, từ những lần hỏng xe, thiếu xăng, thiếu pin, thiếu gạo, máy móc tác chiến trục trặc, vượt lũ băng đèo v.v... được mọi người kể lại dưới mọi hình thức: nghiêm túc có, hài hước dí dỏm có.

Xin giới thiệu 1 vài hình ảnh trong lần hội ngộ này:




 


Mong lần tới đông đủ hơn !

Đã 35 năm Cuộc chiến biên giới fía bắc



Quay đi quay lại đã 35 năm kể từ ngày ấy, những ngày tháng căng thẳng từ 1979 đến cuối 1980, sau khi cuộc chiến biên giới phía bắc vừa tạm ngưng tiếng súng, trong quân đội biểu đồ tình trạng sẵn sàng chiến đấu vẫn duy trì mầu đỏ - mức cao nhất, mình được giao nhiệm vụ trực chiến tại mặt trận Lạng Sơn: với chức Tiểu đoàn phó tiểu đoàn công binh, trực tiếp chỉ huy, huấn luyện 1 đại đội lính kỹ thuật, sẵn sàng tiêu diệt quân xâm lược Trung quốc nếu chúng liều lĩnh vượt qua biên giới 1 lần nữa bằng vũ khí công nghệ cao (lúc bấy giờ): Hệ thống điều khiển nổ từ xa HĐK, tất nhiên kiêm cả bảo quản, thường xuyên kiểm tra định kỳ, đảm bảo đủ cơ số khí tài theo yêu cầu nếu chiến đấu xảy ra.
Nhật ký công tác ngày ấy ghi rõ: từ tháng 5/1979 đến tháng 12/1980, Cấp bậc:Trung uý, chức vụ: Tiểu đoàn phó tiểu đoàn công binh D97 thuộc sư đoàn F337 – Quân đoàn 26.

Còn Trần Danh Thủy (k15 vô tuyến đại học Bách khoa Hà Nội) nhiệm vụ như mình, “trấn ải” Đình Bảng - Cao Bằng.

Trong hơn 1 năm ấy mình cùng các cán bộ Tiểu đoàn, nhiều lần có cả cán bộ các cấp cao hơn đi khảo sát lại địa hình, cách thức bố fòng các trận địa của ta và dự đoán hình thức tiến quân sang của phía quân xâm lược, từ đó lên kế hoạch tạo lập trận địa các bãi mìn để đón lõng hoặc đẩy quân địch vào các bãi mìn đã định trước.

Có ở biên giới thời đó mới ngấm đủ cái rét từ Tàu gửi sang! Ngày đó quân nhu chưa có áo bông, chăn bông bộ đội như bây giờ. Chỉ độc 1 cái áo trấn thủ (như hồi Điện Biên). May mà có sức trẻ nên mới qua được !

Đến các trận địa sát biên thấy lính suốt ngày suốt tháng khiêng vác những tấm bê tông tổ bố leo đồi vượt dốc lên các điểm cao xây công sự, hầm trú ẩn; có nhiều ngày ngay dưới làn đạn pháo của bọn giặc từ bên kia biên giới bắn sang. Họ là các sensor sống cảnh báo tình trạng chiến tranh ở từng trận địa về “Hà Nội” !

Rất nhiều người trong số họ là những người lính mới vừa trải qua những trận chiến như bài viết dưới đây (Ký ức về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2/1979) và số còn lại là những người mới nhận lệnh lên đây trực chiến mà thật ra là “gác cổng” dọc biên giới (những nơi – địch có thể bất ngờ tràn sang) như mình. Tuy không được trực tiếp tham gia các trận chiến, nhưng cái không khí chiến tranh, dư âm các trận chiến vẫn còn nóng hổi trong từng hơi thở của cuộc sống những người lính và đồng bào dọc tuyến biên giới với bọn phản bội, bành trướng.

Đến cuối năm 1980, đầu năm 1981, chắc thấy tình hình đỡ căng đi rất nhiều, mình và Danh Thủy mới được lệnh rút khỏi biên giới !

Kể cũng không thừa nếu nói thêm rằng: “thành tích” hơn 1 năm lăn lộn cùng lính chiến trường ấy của mình cũng như Danh Thủy chỉ là con số 0 tròn trĩnh ! Vì sao ư thì ai cũng biết ! Nhưng đáng ra có “im lặng”như vậy thì chỉ nên là đối ngoại. Còn đối với với quyền lợi chính trị của cá nhân những người lính thì sao nỡ cũng lờ lớ lơ theo ?! Thậm chí tận lúc về trông cháu cũng chẳng có chút quyền lợi gì !

31 thg 10, 2013

Tin buồn

Vô cùng thương tiếc báo tin:

Đại tá, tiến sỹ Nguyễn Thế Hiếu, Phó giám đốc Viện Khoa học-Công nghệ Quân sự (KHCNQS), nguyên Viện trưởng Viện Điện tử đã đột ngột từ trần vào khoảng 16h chiều qua (30/10/2013), sau một cơn đau tim bất thường, hưởng dương 52 tuổi (tính theo tuổi âm).

Lễ viếng tiến hành vào hồi 8h sáng, lễ Truy điệu: 9h sáng cùng ngày 03 tháng 11 (chủ nhật) tại nhà tang lễ quân đội số 5 Trần Thánh Tông HN.

(an táng tại quê: huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phú).