Trang

17 thg 9, 2013

Quế Hằng - 1 nữ thi Đường thời hiện tại


Phan Chúc: Tôi đã đọc và ngẫm ngợi hơn bốn mươi bài thơ luật Đường hiện đại của nữ thi bút Quế Hằng. Quả thật chưa gặp chị nhưng qua thơ, dù Văn kỳ thanh vẫn nhận ra cây bút Đường thi này thật giầu thi cảm, thi hứng càng hân hoan ngẫm ngợi những vần thơ niêm luật đã rất chặt chẽ, ngôn từ thật sắc sảo tinh vi mà cách diễn đạt ý tình hết sức tế nhị….  

(Thơ Đường Đất Việt)

honngv: Quế Hằng làm nhiều thơ lắm, chỉ xin rinh về đây 1 vài bài Tâm đắc !

RÓT RƯƠỤ

Hôm hội thơ lục bát. QH mời các bạn thơ về nhà chơi. Khi rót rượu từ can vào chai. Nhưng ko có phễu. Các anh chị thấy rót ngon lành nên dỡn Quế Hằng làm thơ. Phọt ra được hai câu đầu. Khi bạn bè về bình tĩnh mới làm được. Nhẽ ra phải đăng từ hôm trước nhưng thấy bạn bè đăng nhiều quá. Để hôm nay không khí lắng xuống QH lại rót rượu cho sôi động lên nha. Hôm nay trả nợ mời các anh chị đọc.

Tạp Văn HEO MAY của Lưu Tuấn Kiệt - 5

  Phần cuối
Năm1979 chiến tranh Biên Giới diễn ra ác liệt ở phía Bắc. Tôi nhận nhiệm vụ đi hướng dẫn các đơn vị sử dụng vũ khí có điều khiển xa. Đoàn đi lần này có anh Lê Duy Dân (kỹ sư) và một lái xe. Nhìn bản đồ đường lên Cao Bằng qua Thái Nguyên - Định Hoá, Bắc Cạn, tôi sực nhớ tới lời mẹ dặn: Con đi có qua chợ Chu nhớ rẽ vào tìm cô. Thời ấy, đường Thái Nguyên lên Bắc Cạn vừa hẹp lại xóc khủng khiếp. Xe đi từ Hà Nội đến chợ Chu gần mất mười giờ đồng hồ. Tôi bảo anh Dân: “Đúng rồi! Cây đa mẹ tôi tả bây giờ vẫn thế. Nhà cô tôi ở dưới gốc đa”. Năm giờ chiều, chúng tôi dẹp xe ven đường. Một bà già bán nước tóc trắng như mây đon đả mời các anh bộ đội.
- Các chú dùng trà xanh nhé?
Chúng tôi bưng bát nước chè đặc sánh, hương thơm toả ngào ngạt. Đúng là chè đất Thái. Anh Dân hỏi bà lão:
- Tôi có anh bạn muốn đi tìm người thân ở đây…
Không chờ bà lão hỏi tôi nói ngay:
- Thưa bà … cháu muốn tìm một người tên là Hậu?
- À… à tôi nhớ ra rồi. Có phải là Hậu - Sinh không? Chồng là Sinh ấy?
- Ngày xưa cô cháu ở đây. Dưới gốc đa này?
- Đúng rồi! Nhưng ông bà đã sơ tán về sau quả núi kia. Các chú đi quay lại, đến quán Vuông, rẽ trái qua doanh trại quân đội.

Tạp Văn HEO MAY của Lưu Tuấn Kiệt - 4


Cứ cẩn thận vẫn là hơn
 Phòng Điện Tử có hai anh được “phong” chữ  “Đại”. Đó là anh  Hoàng Đức Du - Đại Du (người Cao Bằng) và anh Phạm Quang Thụ - Đại Thụ (người Hà Nội). Tôi mới về hay tò mò. Một lần  cùng đi công tác, tôi hỏi anh Ngô Trọng Tài (sau này anh hy sinh ở Can Lộc - Hà Tĩnh), anh tủm tỉm bảo: Thằng Đại Du, cậu cứ tốc ngược chữ lên là biết. Tôi à một tiếng rồi ôm bụng cười. Anh Hoàng Đức Du học ở Nga (người dân tộc Tày), năm1979 tôi được gặp anh chuyển công tác về Cao Bằng. Anh còn mời tôi đến quê anh ở Hoà An, nhà anh còn nghèo, mái lợp cỏ tranh, tường tre nứa, nằm nép mình dưới chân núi đá. Lần gặp ấy cũng là lần cuối cùng, anh sung sướng tự tay mình mổ hẳn một con chó vàng để hai anh em cùng uống rượu.