Trang

1 thg 9, 2013

Tạp Văn HEO MAY của Lưu Tuấn Kiệt -2

Thời thơ ấu

Khi tôi mười năm, mười sáu tuổi cha đã ngoài năm mươi. Tuổi trẻ học hành cả ngày đặt mình nằm là lăn ra ngủ một mạch đến sáng. Lúc đó cha tôi đã đến độ ít ngủ. Có lần ông bảo:
- Trông thấy con ngủ bố thèm. Bố có nhiều chuyện muốn kể cho con biết.
Trong hơi ấm ổ rơm, bố con cho chân vào chiếc bao tải, rồi trùm chiếu lên cho kín đầu. Bố tôi hỏi:
- Hôm qua đến đâu rồi?
- Dạ đến chỗ ông Hồ lên tàu đi ngược.
- Ờ... ờ... khoảng mấy năm sau, có một người rẽ về nhà mình tìm gặp bố. Người ấy nói là ban với ông mình (ông Hồ). Ông còn cho biết ông mình đang ở chợ Chu Định Hóa - Thái Nguyên, và ông có gửi cho bà số tiền là mười đồng bạc để trả nợ và chuộc lại nhà. Lúc này bố đã không còn là thằng Nhỏ, cụ Men giao cho đứng đầu cánh thợ.
Xã ta người theo học nghề này khá đông. Ở làng Đại có ông Tân, ông Khường, ông Biếm. Ở làng Bến có ông Nhàng, ông Vinh, sau này có bác Thặng, bác Quảng... vài năm sau bố lấy mẹ con.

Nhớ anh Ngô Trọng Tài

NHỚ ANH  NGÔ TRỌNG TÀI
       Lưu  Tuấn  Kiệt

            Vào những ngày đầu năm (1969) anh Ngô Trọng Tài và tôi được cử vào Hà Tĩnh để huấn luyện cho cán bộ cấp xã về phương pháp rà phá bom từ trường. Huyện đội Can Lộc Hà Tĩnh lúc ấy đang sơ tán ở xã Xuân Lộc cách cầu Nghèn vài cây số. Do tình hình cán bộ đông, nên Huyện đội Can Lộc đề nghị phân ra làm 2 nơi: Một tổ chức ở Huyện do anh Tài phụ trách, còn tôi dạy ở cụm thứ 2 xã Sơn Lộc.
                 Thời đó mang tiếng là lớp học, nhưng phải tổ chức ở ngoài trời. Bởi cả Huyện Can Lộc không còn một ngôi nhà nào để làm hội trường, các cơ quan, trường học hầu hết đã bị bom Mỹ phá sập đổ.

Liệt sỹ Hoàng Kim Giao

HOÀNG KIM GIAO –
    MỘT NGƯỜI SỐNG  HẾT MÌNH  VÌ CÔNG VIỆC VÀ TRONG TÌNH YÊU
                                         Đinh Quốc Khải
     
Trong mấy năm gần đây, bên cạnh việc xuất bản các cuốn nhật ký của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm đang gây xúc động dư luận, một số báo như: An ninh thế giới, Tiền phong, Thanh niên,… còn viết nhiều về liệt sĩ Hoàng Kim Giao, một cán bộ  trẻ của viện ta, đã cống hiến tuổi xuân cho đất nước.
Qua các bức thư anh để lại (sau gần 40 năm gia đình còn giữ được - và đã được in thành sách ) mọi người đều thấy ở anh một con người sống vì lý tưởng, hăng say học tập, rất dũng cảm và gương mẫu trong chiến đấu. Song trong cuộc sống nội tâm lại rất tình cảm, luôn lo lắng từng phút cho gia đình và người thân. Học tập tấm gương Hoàng Kim Giao, báo Tiền phong đã phát động phong trào viết về đề tài “Sống để yêu thương và dâng hiến”. Sự phát động của báo Tiền Phong đã được hưởng ứng, nhiều bài viết xúc động về liệt sĩ Hoàng Kim Giao đã được đăng trên các báo.

Một số hình ảnh buổi gặp mặt CQN-VĐT năm 2011