|
Năm 1980, trong cảnh hoang tàn này và có thể xảy ra cuộc chiến bất cứ lúc nào mình đã "vinh dự" fải xa Hà Nội, xa vợ con biệt fái lên Lạng Sơn; biên chế vào quân số của tiểu đoàn công binh D17 (hay 97 gì đó) thuộc F337 quân đoàn 26 với nhiệm vụ chỉ huy (với chức vụ tiểu đoàn fó) và huấn luyện lính sử dụng, bảo quản và triển khai trận địa đánh địch bằng hệ thống điều khiển nổ từ xa (HĐK, từ ĐK2, ĐK3, ĐK4 do tổ đề tài anh Phan Ban, Phạm Sơn Dương cải tiến từ Điều khiển nổ của Mỹ) để đề fòng giặc Tàu từ bên kia biên giới lấn sang. Thôi thì bao cực nhọc đói và nhất là rét đều fải chịu như anh em binh nhất binh nhì. Hơn 1 năm như thế, được mấy lần "cụ" Trần Thức Vân, "cụ" Trương Ngọc Vĩnh (2 Thủ trưởng Viện Điện Tử lúc ấy) lên thăm và động viên. Nếu ai đó đọc những trang này sẽ fần nào hình dung ra được cuộc sống lính trực chiến nơi đầu tuyến, đâu đó sát biên vẫn bắn nhau. Vậy mà sau này chẳng ai thèm nhắc tới (vì có ai cùng khổ như mình đâu, khi cần họ cử mình - kẻ chân đất mắt toét - ra trận; xong việc họ quên phéng luôn), kể cả khi về nghỉ chế độ cũng chẳng được chút quyền lợi gì.
Nói vậy chứ có đáng chi đâu !
Vùng dấu đỏ là nơi đóng quân trực chiến biên giới của Đại đội công binh D17, F337 lúc bấy giờ. (honngv ở đó).
Còn đây, xem bức ảnh này
ai cũng luận ra được dòng chữ khắc trên bia mộ các chiến sỹ Sư 337 ngã xuống năm xưa trong cuộc chiến ấy, ít nhất là: Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược. (Từ "quốc" vẫn còn lại fần đầu 2 chữ o, c cùng 2 dấu "ô" và "sắc").
Khốn khổ thay, đau xót thay, .... thay! Vì gì đó mà không những để hương lạnh khói tàn người ta còn đục đi "tấm bia" của các hương hồn tử chiến vì đất nước, 1 điều tối kỵ trong Tâm linh.
Nói vậy chứ có đáng chi đâu !
Vùng dấu đỏ là nơi đóng quân trực chiến biên giới của Đại đội công binh D17, F337 lúc bấy giờ. (honngv ở đó).
Còn đây, xem bức ảnh này
ai cũng luận ra được dòng chữ khắc trên bia mộ các chiến sỹ Sư 337 ngã xuống năm xưa trong cuộc chiến ấy, ít nhất là: Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược. (Từ "quốc" vẫn còn lại fần đầu 2 chữ o, c cùng 2 dấu "ô" và "sắc").
Khốn khổ thay, đau xót thay, .... thay! Vì gì đó mà không những để hương lạnh khói tàn người ta còn đục đi "tấm bia" của các hương hồn tử chiến vì đất nước, 1 điều tối kỵ trong Tâm linh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét